Lịch sử Trường_Kinh_tế_và_Khoa_học_Chính_trị_Luân_Đôn

Học viện kinh tế chính trị London được thành lập vào năm 1895 bởi hội Fabian (nhóm Cánh tả với chủ trương cải cách) với các thành viên Sidney và Beatrice Webb, Graham Wallas và George Bernard Shaw, dùng nguồn vốn đóng góp, bao gồm tài sản để lại trị giá £20 000 từ Henry Hunt Hutchinson cho hội Fabian. Quyết định thành lập trường được đưa ra trong một bữa tiệc sáng ngày 4 tháng 8 năm 1894. LSE được thành lập để đạt được mục đích của hội Fabian trong việc cải cách xã hội, tập trung nghiên cứu về các vấn đề đói nghèo, sự bất công cùng các vấn đề liên quan. Điều này dẫn đến việc hội Fabian và LSE trở thành một trong những ảnh hưởng chính đến Đảng Lao động Anh (Labour Party).

Đầu tiên, trường được thành lập với mục đích đổi mới phương pháp giảng dạy các vấn đề doanh nghiệpchính trị tại vương quốc Anh. Sidney và Beatrice Webb chịu ảnh hưởng từ hình ảnh của Học viện Chính trị Paris (Institut d'Etudes Politiques de Paris) trong việc định hình nên LSE. Trường được mở cửa vào tháng 10 năm 1895 ở số 9 John Street, Adelphi, với chức năng ban đầu là một cơ sở đào tạo vào ban đêm cho giai cấp lao động.

Trường được mở rộng một cách nhanh chóng cùng với việc khánh thành thư viện mới, Thư viện khoa học kinh tế và chính trị vương quốc Anh, đặt tại số 10 Adelphi Terrace, tháng 9 năm 1896. Năm 1900, LSE chính thức trở thành một khoa kinh tế của liên hiệp các trường đại học London tại Bloomsbury, bắt đầu nhận học sinh cử nhân và tiến sĩ cũng ngay trong năm đó. Cùng lúc, LSE mở rộng ra các ngành khoa học xã hội khác bao gồm địa lý, triết học, tiên phong trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, cũng như giảng dạy lịch sử, luật, tâm lý học và xã hội học. Trước năm 1902, LSE đã và sẽ tiếp tục mở rộng địa điểm tại Aldephi Terrace, đồng thời chuyển tới Clare Market, thuộc Aldwych như hiện nay từ năm 1902.[2], giữ vai trò là trụ sở hành chính chính thức cũng như các lớp học được khánh thành tại Houghton Street vào năm 1922.

Trong suốt những năm này, dưới sự điều hành của William Beveridge, cha đẻ của chương trình phúc lợi xã hội và NHS (National health Service), LSE đã định nghĩa lại kinh tế cùng các khái niệm liên quan theo quy tắc tiêu chuẩn là "một môn khoa học nghiên cứu nhân thái (human behaviour) cùng mối quan hệ giữa những ý nghĩa tận cùng và khan hiếm với những mục đích sử dụng khác nhau" (a science which studies human behaviour as a relationship between ends and scarce means which have alternative uses). Vì thế, LSE được nhìn nhận như là một nơi tiên phong của môn kinh tế học hiện đại. Dưới thời Beveridge, Friedrich Hayek được bổ nhiệm vào làm tại trường và đã mang đến uy thế cho LSE bởi cuộc tranh luận nổi tiếng với John Maynard Keynes.

Năm 1939, với sự bùng nổ của Thế chiến thứ 2, trụ sở của LSE tại phố Houghton trở thành nơi làm việc cho nội các của cuộc chiến tranh kinh tế. Trong khi các cuộc thảo luận sau đó giữa giám đốc nhà trường, Carr-Saunder và thủ tướng Winston Churchill, LSE đã được đồng ý cho dời địa điểm tạm thời tới Cambridge, đặt tại Peterhouse college. Chiến tranh oanh tạc xảy ra khiến cho thời gian LSE lưu lại Cambridge kéo dài, và sau đó quay trở lại Luân Đôn vào năm 1945.

Cổng vào Old Building

Cuộc tranh luận nổi tiếng Keynes-Hayek giữa Cambridge và LSE tiếp tục định dạng cho tư duy kinh tế ngày nay như là các quốc gia vẫn tiếp tục tranh luận về các vấn đề phúc lợi xã hội với nền kinh tế được kiểm soát duy nhất bởi thị trường. Công trình nghiên cứu của Hayek tiếp tục ảnh hưởng đến khoa học kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, trong những năm này, Harold Joseph Laski, một giáo sư môn khoa học chính trị tại LSE đã có uy thế trong giới chính trị Anh như là nhà biện hộ cho các chính sách thiên tả. Rất nhiều các nguyên thủ quốc gia trong đó có John F. Kennedy và em trai đã từng học tại LSE.

Lúc đầu, LSE là một tổ chức có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi trước những năm 1960, khi giám đốc LSE, Walter Adams đấu tranh để tách LSE khỏi gốc rễ Fabian. Điều này đã dẫn đến nhiều cuộc biểu tình học sinh.

Anthony Giddens, nguyên giám đốc LSE là người tạo ra thuyết Third Way (một hệ thống các lý luận học thuyết chính trị quản lý nhà nước- kết hợp giữa quan điểm thị trường tự do và quan điểm về sự cần thiết về sự can thiệp của nhà nước) mà sau này được sử dụng bởi Tony Blair và Bill Clinton.

Liên quan

Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam Trường Đại học Ngoại thương Trường Đại học Cần Thơ Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Trường Chinh Trường Đại học Duy Tân Trường Trung học phổ thông chuyên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai Trường Đại học Mỏ – Địa chất

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trường_Kinh_tế_và_Khoa_học_Chính_trị_Luân_Đôn http://specials.ft.com/ln/ftsurveys/industry/pdf/t... http://specials.ft.com/ln/ftsurveys/industry/scbbb... http://specials.ft.com/universities2001/FT3HLLAN6L... http://www.lsesu.com/ http://www.topuniversities.com/worlduniversityrank... http://www.grb.uk.com/448.0.html?cHash=5015838e9d&... http://www.nottingham.edu.my/News/News/Documents/2... http://www.triumemba.org/highlights/highlight_rank... http://en.wikipedia.org/wiki/Alexander_Carr-Saunde... http://en.wikipedia.org/wiki/I._G._PatelI.